Tên tuổi của Charlie Chaplin là không thể bàn cãi khi ông đã quá nổi tiếng trên khắp thế giới, đã từ rất lâu chúng ta có thể bắt gặp một hay nhiều hình ảnh bắt chước phong cách của ông như một sự hâm mộ. Ông là một ngôi sao trụ cột lúc bình minh của Hollywood và có một cuộc đời sôi động trên cả màn ảnh và sau ống kinh máy quay, ông cũng có nhiều phát ngôn ấn tượng để đời về cuộc sống. Có thể nói ông là một tượng đài của kỷ nguyên phim câm, nổi tiếng trong hình ảnh Chàng lãng tử (Little Tramp) với bộ ria mép chải chuốt, mũ quả dưa, cây gậy tre và những bước đi vô cùng hài hước… và Phim Thời Đại Tân Kỳ chính là một trong những bộ phim hay và ý nghĩa nhất trong danh sách dài những phim câm mà ông tham gia.
Thời Đại Tân Kỳ Là được sản xuất năm 1936 theo đúng chất hài câm của Charlie Chaplin, phim xoay quanh nhân vật kẻ lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim Thời Đại Tân Kỳ phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ.
Bộ phim phê phán sự công nghiệp hóa (kỹ nghệ hóa) và qua đó là nguyên nhân gây ra việc đánh mất cá tính, quyền cá nhân bởi áp lực thời gian và công việc vận hành đơn điệu, lệ thuộc vào máy móc. Con người ngày ngày chỉ đứng máy với chỉ một thao tác khiến mọi thứ trở nên dập khuôn, không có sáng tạo trong cuộc sống và ngoài đường thì biểu tình xảy ra thường xuyên.
Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang, trước đó vốn cuộc sống hành nghề trộm cắp, ông bỏ việc quyết định về sống cùng cô trong một túp lều tự dựng ven sông, liệu 2 người có cùng nhau vượt qua được cuộc sống vốn rất khó khăn trong cái Thời Đại Tân Kỳ kia.