Sau thành công của phần 12 và 13, đạo diễn John Glen tiếp tục hợp tác với nam diễn viên ngôi sao Roger Moore trong phần 14 ra mắt vào năm 1985 với tựa mang tên Cảnh Tượng Chết Chóc cùng kinh phí đầu tư lên tới 30 triệu USD. Thật khó có phim nào trải qua tới 14 phần nhưng tất cả đều rất thành công, đặc biệt là về mặt doanh thu và Bond đã cho thấy thương hiệu của nó, mặc cho việc đạo diễn và nam chính được thay đổi nhiều lần nhưng nó vẫn luôn có những sức hút đặc biệt, luôn có sự đổi mới về cốt truyện cũng như đầu tư mạnh mẽ để mang đến cho người xem những cảnh phim ấn tượng nhất. Một điều quan trọng góp phần không nhỏ trong việc làm nên sự khác biệt cho Điệp Viên 007 chính là dàn diễn viên, luôn có sự thay đổi trong từng phần để phù hợp với câu chuyện, tất nhiên trừ vai Bond ra và Bond 14: A View to a Kill cũng không phải là một ngoại lệ.
Phim Điệp Viên 007: Cảnh Tượng Chết Chóc bắt đầu từ khi 007 trở về từ Liên Xô với một con chip máy tính mới rất hiện đại, một loại có thể miễn nhiễm với những đợt tấn công bởi xung điện từ của vụ nổ hạt nhân. Chip này đang được sản xuất bởi Zorin Industries, đứng đầu bởi một nhà kinh doanh xã hội học tên là Max Zorin, người đang có kế hoạch phá vỡ thị trường vi mạch trên thế giới bằng cách sử dụng chất nổ gây ra một trận động đất ở San Andreas, sẽ quét sạch thung lũng Silicon, cuốn theo nó là hàng triệu người đang sống và làm việc ở đó.
Giờ đây, Bond không chỉ phải đối mặt với Zorin mà còn là May Day và Scarpine, một người khác nữa của Zorin. Được hỗ trợ bởi nhân viên Stacy của thành phố San Francisco, Bond bám theo người ngộ nhận là một siêu sao máy tính trong một loạt các cuộc đối đầu đáng sợ – bao gồm cả hỏa hoạn tại Tòa thị chính SF, một cuộc rượt đuổi hoang dã qua thành phố với Stacy dưới bánh xe của một chiếc xe thang cứu hỏa, Và cuối cùng là trong cuộc chiến đấu tay đôi trên đỉnh cây cầu Golden Gate tại San Francisco. Liệu rằng sau cùng ai sẽ là người chiến thắng và ai thực sự là kẻ chủ mưu trong phi vụ này, chúng ta hãy cùng theo dõi.