Bernardo Bertolucci là một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Italia, người dành tới 2 giải Oscar và rất nhiều giải thưởng lớn khác từ lúc bắt đầu sự nghiệp, ông cũng chính là người mang tới thành công vang dội cho The Last Emperor hợp tác với trung quốc để mang về tới 9 giải Oscar cho phim và trước thời điểm đó, ông cũng gây ấn tượng mạnh cùng với Bản Tango Cuối Cùng Ở Paris được ra mắt hồi năm 1972. Ngoài vai trò đạo diễn thì Bernardo cũng được biết tới là nhà viết kịch bản xuất chúng mà hầu hết phim của ông đều do ông tự tay viết, Last Tango in Paris cũng không phải là một ngoại lệ. Mặc dù phim gây nhiều tranh cãi khi có nhiều cảnh nóng đến táo bạo, mặc dù vậy nó lại chính là một sự phản ánh đầy cay đắng về xã hội hiện thực lúc bấy giờ, với những bi kịch được thể hiện qua sắc dục.
Nội dung của Phim Bản Tango Cuối Cùng Ở Paris bắt đầu từ cô nàng trẻ đẹp người Pháp tên là Jeanne, cô đang đi tìm kiếm một căn hộ mới để ở, rồi vô tình cô gặp được Paul, vốn là một người nước Mỹ đang sinh sống và làm viêc tại Paris, ông ta vẫn đang để tang bởi thời gian gần đây vợ ông đã chết một cách bí ẩn vì tự tử. Chẳng bao lâu sau đó, 2 con người nhanh chóng bị hút lại gần nhau, họ đến với nhau một cách mãnh liệt giống như một cơn bão, để rồi họ có một mối tình say đắm, mặc dù vậy nhưng họ lại không tiết lộ tên của họ với nhau.
Mối quan hệ của 2 con người này đã ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của họ, trong khi Paul thì đang đấu tranh với cái chết của vợ mình thì Jeanne chuẩn bị kết hôn vị hôn phu của cô ấy, người ấy tên là Tom, vốn là một đạo diễn phim thực hiện một bộ phim tài liệu điện ảnh về chính cô ấy. Liệu rằng cái kết nào cho 3 người này, mối tình của Jeanne và Paul có bị phát hiện và thực sự 2 con người này đến với nhau là vì điều gì?
Bộ phim Last Tango in Paris là một bức tranh đầy màu sắc về bản chất của xã hội. Nó là một sự phản ánh cay đắng của sự yếu đuối của con người và sự hư không. Đó là một bi kịch của một người đàn ông đã thực sự tìm thấy một cách để vượt qua khổ đau của chính mình, những người đã bằng cách nào đó để tự kiềm chế cảm xúc của bản thân thông qua những ảo tưởng rằng tất cả chúng ta luôn mang theo nói từ ngày này qua ngày khác.