Dựa trên cuốn sách The 120 Days of Sodom được ra đời vào thế kỷ 18 của nhà văn nổi tiếng người Pháp Marquis de Sade, được viết kịch bản cũng như chỉ đạo bởi đạo diễn Pier Paolo Pasolini vào năm 1975, đây cũng là năm qua đời của ông, bộ phim 120 Ngày Địa Ngục Trần Gian được nhiều người đánh giá là nó đã vượt qua cả giới hạn của sự kinh tởm, phim có rất nhiều cảnh quay bạo lực, bẩn thỉu và dung tục nhất mọi thời đại, vì thế mà bạn hãy thật cân nhắc trước khi xem. Nếu bạn là người có thần kinh thép, bạn đang cố tìm kiếm một bộ phim nào đó khác biệt để thay đổi không khí thì đây chắc chắn là một điểm nhấn khó quên dành cho bạn, ngay từ cách đây 40 năm đã có những ý tưởng hết sức tạo bạo được thực hiện thành phim mà thậm chí ngay cả con rết người cũng không phải là đối thủ.
Lấy bối cảnh tại nước Cộng hòa Salò, một quốc gia nhỏ theo chế độ phát xít được dựng lên ở phần lãnh thổ Ý bị Đức chiếm đóng năm 1944, nội dung của phim 120 Ngày Địa Ngục Trần Gian xoay quanh bốn người đàn ông quyền lực, ám chỉ Công tước, Giám mục, Quan tòa và Tổng thống, đồng ý kết hôn với con gái của nhau như là bước đầu tiên trong một nghi thức trụy lạc. Với sự trợ giúp 4 con điếm trung niên và của vài cộng sự nam trẻ tuổi, họ bắt cóc 18 nam nữ thanh thiếu niên (9 nam, 9 nữ) và đưa chúng tới một lâu đài gần Marzabotto.
Ngoài ra, có bốn phụ nữ trung niên: ba người kể lại câu chuyện khơi dậy trong khi đi kèm với thứ tư trên cây đàn piano. Câu chuyện phần lớn được đưa lên với họ kể lại những câu chuyện của Dante và De Sade: Circle of Manias, Circle of Shit và Circle of Blood. Sau này, những thanh niên này được thực hiện trong khi mỗi người tự do mất lượt của mình như những kẻ tò mò. Thêm vào đó là những tình tiết xoay quanh những lần tran tấn bạo hành tàn bạo của giới quyền lực với những người thấp cổ bé họng.
Nếu như trong truyện thì bối cảnh được lấy tại Pháp thế kỷ thứ 18 thì trong phim được chuyển thành những ngày cuối cùng của chế độ phát xít độc tài Mussolini ở nước Cộng hòa Salò. Tuy nhiên, dù đầy cảnh ghê rợn (hãm hiếp, tra tấn và cắt xẻo cơ thể), nhưng bộ phim chỉ đề cập sơ sài những hành động đồi bại được nêu trong cuốn sách, gồm lạm dụng tình dục và thể xác của trẻ em một cách tàn bạo. Chủ đề xuyên suốt của Salò là hạ thấp giá trị và biến cơ thể con người thành đồ vật, bị sỉ nhục và hạ thấp giá trị, dù được gán mác 18+ nhưng phim không có bất cứ cảnh sex thân mật riêng tư nào, nó đi ngược lại quan niệm thông thường về sex mặc dù tràn ngập cảnh khỏa thân.